Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018
CAFE CEO: Chìa khóa thành công cho những doanh nghiệp triệu đô
Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018
KN GOLF TOURNAMENT THÁNG 9 ĐÃ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP














Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018
Họp mặt CLB Doanh Nhân Đỗ Đậu: Tư duy cần được phát triển theo chiều sâu


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018
Bác sĩ Đỗ Xuân Trường: Luôn nỗ lực tiên phong trong ngành thẩm mỹ Việt Nam


Theo bác sĩ Đỗ Xuân Trường – Giám đốc Trung tâm Thẩm mỹ Xuân Trường: nếu ví chặng đường 12 năm hành nghề của anh là một bức tranh nhiều màu sắc thì mỗi nét chấm phá trên bức họa ấy là một kỷ niệm khó phai. Ở đó có niềm vui, nỗi buồn; có thất bại, có thành công; có nụ cười và cả niềm trăn trở. Nhưng tựu chung lại, là niềm hạnh phúc vô bờ để anh luôn thầm cảm ơn cuộc đời đã cho mình được làm nghề thẩm mỹ.
Doanh nhân - Bác sĩ Đỗ Xuân Trường: Luôn nỗ lực tiên phong trong ngành thẩm mỹ Việt Nam
Lâu nay, nhiều người biết đến Xuân Trường như một vị bác sĩ tài năng, bởi anh chính là người sáng lập ra một thẩm mỹ viện luôn tiên phong trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ với phương pháp trẻ hoá làn da, giảm mỡ và nhấn mí vĩnh viễn. Thế nhưng với bản tính khiêm nhường vốn dĩ của một người làm nghề y, trong cuộc trò chuyện với chúng tôi anh không muốn tự ca ngợi về mình, không bon chen với những thị phi xung quanh nghề thẩm mỹ. Với anh, chỉ đơn giản là sự chia sẻ về những gì mà Xuân Trường đã làm và dự định đang ấp ủ.
Thưa bác sĩ, theo anh, đâu là những tiêu chí cơ bản để đánh giá một trung tâm thẩm mỹ uy tín trong bối cảnh ngành thẩm mỹ đang nở rộ tại Việt Nam hiện nay?
Nếu xét trên khía cạnh lý trí, theo tôi có 4 tiêu chí cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, cơ sở đó phải là nơi đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Bạn có thể kiểm tra xem thẩm mỹ viện nào đã được cấp phép bằng cách vào cổng thông tin của Bộ Y Tế để tra cứu.
Thứ hai, do bác sĩ thẩm mỹ là những người can dự trực tiếp vào cơ thể và sức khỏe của khách hàng, nên chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ bác sĩ phải là những điều không thể bỏ qua nếu muốn đánh giá về chất lượng của một cơ sở thẩm mỹ.
Thứ ba, bên cạnh đội ngũ bác sĩ thì công nghệ và trang thiết bị hiện đại là yếu tố can dự đến 50% sự thành công của một ca thẩm mỹ. Do đó địa chỉ thẩm mỹ uy tín phải là nơi chuyên sử dụng các thiết bị hiện đại, kỹ thuật tinh tế nhất để có thể mang đến cho khách hàng những kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
Thứ tư và cũng là yếu tố then chốt để mọi quy trình đều có thể diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, dễ dàng và an toàn tuyệt đối không gì khác chính là cơ sở vật chất phải được đầu tư hiện đại và đạt theo những tiêu chuẩn nhất định: phòng khám, phòng tư vấn, phẫu thuật, …
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh đạo đức nếu đã nói đến nghề Y thì phải lấy “Y đức” làm đầu. Làm thẩm mỹ không nên xem là ngành kinh doanh thông thường để đặt mục tiêu lợi nhuận. Sức khỏe và sắc đẹp của khách hàng mới chính là tôn chỉ tối thượng của những con người làm nghề thẩm mỹ.
Điều gì đã làm nên sự khác biệt của Thẩm mỹ Xuân Trường trong làng thẩm mỹ hiện nay thưa anh?
Tôi không muốn trở nên khác biệt mà chỉ muốn xây dựng Thẩm mỹ Xuân Trường trở thành địa chỉ uy tín – chất lượng tốt nhất với 4 tiêu chí vàng: TIẾT KIỆM THỜI GIAN – AN TOÀN TUYỆT ĐỐI – HIỆU QUẢ DÀI LÂU – ĐẸP NHƯ TỰ NHIÊN. Đồng thời, ở Xuân Trường, chúng tôi xem nhau như một gia đình lớn, và mọi khách hàng đến đây đều là những người bạn, người thân nên phải dùng hết tài năng và tấm lòng để mang đến những dịch vụ tốt nhất cho họ.
Với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, anh có quan điểm như thế nào về xu hướng hạn chế phẫu thuật xâm lấn trong ngành thẩm mỹ hiện nay?
Tôi có thể khẳng định đây là một xu hướng tiến bộ bởi hiệu quả mà nó mang lại tương đương với phẫu thuật xâm lấn ngày xưa. Ví dụ, nếu sử dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn thì tạo mắt 2 mí phải khâu từ 3 – 4 lớp. Nhưng ngày nay chúng tôi đã có một phương pháp mới mang lại hiệu quả nhanh hơn, chính xác hơn mà vẫn đẹp tự nhiên cho đôi mắt mà không qua phẫu thuật. “Nhấn mí vĩnh viễn Xuân Trường” chính là sáng tạo riêng mang dấu ấn cá nhân của Thẩm mỹ Xuân Trường trong ngành thẩm mỹ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Điều gì đã làm nên niềm tự hào của Thẩm mỹ Xuân Trường trong suốt 12 năm qua thưa anh?
Tôi có 3 niềm tự hào lớn:
Thứ nhất, Xuân Trường đã xây dựng được một Trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ có khả năng làm được hầu hết các phẫu thuật, có một đội ngũ bác sĩ giỏi gắn bó dài lâu và đang sở hữu nhiếu kỹ thuật ít xâm lấn nhất.
Thứ hai, chúng tôi có một Trung tâm riêng cho trẻ hoa làn da và đã nghiên cứu ra liệu trình Diamond giúp trẻ hóa 3 lớp tế bào da.
Thứ ba, Xuân Trường có một Trung tâm giảm mỡ có đầy đủ máy móc hiện đại như các trung tâm khác trên thế giới, đồng thời không ngừng cập nhật kiến thức và đầu tư máy móc để tiếp tục đi theo những tiến bộ của ngành thẩm mỹ quốc tế. Đặc biệt, Xuân Trường vẫn đang chờ sự cho phép của cơ quan Nhà nước để đưa vào thực hiện liệu pháp trẻ hóa da hoàn toàn mới bằng tế bào gốc.
Dường như các Trung tâm thẩm mỹ của Việt Nam hiện nay đang hình thành một cuộc chạy đua trong đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để lôi kéo khách hàng mà chưa đầu tư xứng tầm cho tay nghề của bác sĩ PTTM. Vậy theo anh, máy móc quan trọng hay bác sĩ quan trọng hơn?
Ở tất cả các nước phát triển trên thế giới mà điển hình là Hoa Kỳ thì khi sinh viên tốt nghiệp Y khoa ra trường phải đứng trong top đầu mới được tiếp tục học lên chuyên ngành PTTM. Điều đó, cho thấy sự đòi hỏi rất cao ở năng lực của một người bác sĩ khi muốn theo đuổi nghề này.
Trong khi đó, máy móc công nghệ có tốt đến đâu cũng chỉ phát huy hiệu quả dưới bàn tay tài hoa của một bác sĩ lành nghề. Máy móc cũng giống như con dao 2 lưỡi, nếu sử dụng không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí là tổn hại đến sức khỏe và sắc đẹp của con người. Thực tế, một bác sĩ giỏi hoàn toàn có thể không cần dùng đến máy móc mà vẫn có thể mang đến vẻ đẹp như ý cho khách hàng.
Anh có chia sẻ cùng bạn đọc về định hướng phát triển của Thẩm mỹ Xuân Trường trong tương lai?
Hoài bão của tôi là xây dựng Xuân Trường trở thành một trung tâm thẩm mỹ tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên, phẫu thuật cũng như không phẫu thuật, làm bạn đẹp lên một cách tự nhiên mà không bị người khác phát hiện. Để làm được điều này, Xuân Trường đang nỗ lực đa dạng nhiều loại hình dịch vụ từ vóc dáng đến gương mặt, nghiên cứu thành công các công nghệ thẩm mỹ mới giúp khách hàng có được một vẻ ngoài như ý mà vẫn tự nhiên. Đồng thời, nghiên cứu ra những kỹ thuật mới hạn chế dao kéo, không đau, an toàn phù hợp cho một bộ phận khách hàng thích đẹp sợ đau và những dịch vụ phù hợp cho cả nam giới.
Thêm một điều quan trọng mà tôi xem nó là sứ mệnh của mình đó là làm sao nâng cao kiến thức về làm đẹp cho khách hàng trước khi họ tìm đến một địa chỉ thẩm mỹ. Có được điều này ngành thẩm mỹ sẽ tự nhiên trở nên lành mạnh mà khách hàng cũng có được vẻ đẹp mà mình mong muốn một cách dài lâu.
Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Mỹ Dung – Châu Anh
Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018
Quy trình niêm yết chứng khoán, Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên SGDCK


QUY TRÌNH NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán nhất định được phép giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Cụ thể, đây là quá trình mà SGDCK chấp nhận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK tập trung nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện (tiêu chuẩn) về định lượng cũng như định tính mà SGDCK đề ra. Tuy nhiên, để được niêm yết trên SGDCK, thông thường tổ chức niêm yết và các chủ thể có liên quan phải thực hiện theo qui trình sau:
Quy trình niêm yết chứng khoán
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên SGDCK
Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGDCK hoặc. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán thường bao gồm:
- Giấy đăng ký niêm yết chứng khoán theo mẫu quy định của Sở giao dịch;
- Quyết định thông qua việc niêm yết chứng khoán của cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty (đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên…) tùy theo loại hình công ty và loại chứng khoán niêm yết theo quy định của pháp luật.
- Sổ đăng ký chủ sở hữu chứng khoán của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong một thời hạn nhất định theo qui định trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
-Bản cáo bạch của tổ chức niêm yết theo mẫu quy định và phải đáp ứng các yêu cầu: Có đầy đủ các thông tin cần thiết, trung thực, rõ ràng nhằm giúp cho người đầu tư và công ty chứng khoán có thể đánh giá đúng về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và triển vọng của tổ chức xin niêm yết; Các số liệu tài chính trong Bản cáo bạch phải phù hợp với các số liệu của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong hồ sơ xin phép niêm yết; Có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng của tổ chức xin niêm yết. Trường hợp đại diện ký thay cần có giấy uỷ quyền.
-Đối với việc niêm yết cổ phiếu của công ty cổ phần thì cần phải có cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ một tỷ lệ do mình sở hữu trong thời gian theo qui định kể từ ngày niêm yết.
-Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
-Giấy chứng nhận của tổ chức lưu ký chứng khoán về việc chứng của tổ chức đăng ký niêm yết đã đăng ký lưu ký tập trung.
Tùy theo tính chất của từng loại chứng khoán và quy định của từng Sở giao dịch mà hồ sơ đăng ký giao dịch có thể nhiều hoặc ít hơn các tài liệu trên.
Bước 2: SGDCK tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ:
Đây là bước kiểm tra ban đầu không dựa trên thực tế mà dựa trên cơ sở các tài liệu trong hồ sơ đăng ký niêm yết do tổ chức đăng ký niêm yết cung cấp. Mục đích của thẩm định sơ bộ là nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức. Cho dù việc thẩm định này không được thực hiện một cách chính thức, nhưng nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng việc chấp thuận hay từ chối việc niêm yết. Hầu hết các tổ chức đăng ký niêm yết không đáp ứng được các điều kiện do SGDCK đặt ra thì đều bị loại ngay khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết chính thức.
Khi thẩm định sơ bộ, sở giao dịch thường chú trọng đến các vấn đề sau:
- Các điều khoản thành lập công ty, công ty con và các chi nhánh (nếu có). Tổ chức nộ bộ, chi tiết nhân sự về hội đồng quản trị, ban giám đốc, kiểm soát và lực lượng lao động; Việc nắm giữ chứng khoán, tham gia chia lợi nhuận, quyền lợi của hội đồng quản trị, ban giám đốc và của các cổ đông chính trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến công ty;
- Các vấn đề về nợ (phải thu, phải trả), việc kiện tụng chưa hoàn thành và ảnh hưởng của nó tới công ty (nếu có);
- Khả năng sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty và các tác động của chính sách thu nhập, phân phối thu nhập trong tương lai;
- Thường xuyên tổ chức công bố thông tin về mọi mặt hoạt động của công ty đặc biệt là các thông tin về tài chính như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, cơ cấu vốn, cơ cấu nắm giữ khối lượng chứng khoántrong những năm qua, mức độ thanh khoản của chứng khoán;
Tiến trình thẩm định sơ bộ hồ sơ của SGDCK gồm các bước sau :
-Thứ nhất : SGDCK kiểm tra các tài liệu do công ty xin niêm yết nộp;
-Thứ hai: SGDCK đặt các câu hỏi cho công ty xin niêm yết về các tài liệu đã nộp;
-Thứ ba: Công ty xin niêm yết trả lời câu hỏi của SGDCK về các thủ tục từ bước 1 đến bước 3 và lặp đi lặp lại cho đến khi các chi tiết được sáng tỏ hoàn toàn;
-Thứ tư: SGDCK tìm hiểu thêm về công ty xin niêm yết và có thể đến công ty để kiểm tra các tài liệu và thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc thẩm định niêm yết chính thức;
-Thứ năm: Nhân viên SGDCK thảo luận về kết quả của việc thẩm tra trong đó có các kết quả khi thực hiện tìm hiểu công ty;
-Thứ sáu: SGDCK đưa ra quyết định cuối cùng và thông báo quyết định này cho công ty niêm yết.
Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên SGDCK:
Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định sơ bộ hồ sơ xin niêm yết của SGDCK với quyết định chấp thuận hồ sơ, công ty đăng ký niêm yết phải nộp đơn kèm hồ sơ xin niêm yết chính thức lên SGDCK. Ngoài các tài liệu trong hồ sơ thẩm định sơ bộ trước đây, hồ sơ xin niêm yết chính thức cần có thêm các tài liệu sau:
-Đơn xin niêm yết theo mẫu quy định của sở giao dịch trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết;
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
-Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được phê chuẩn;
-Mẫu chứng chỉ chứng khoán niêm yết, mệnh giá, các đặc quyền và đặc ân, số lượng mỗi loại chứng khoán cần được niêm yết;
-Một số tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của từng SGDCK.
Cùng với việc nộp đơn xin phép niêm yết chính thức, công ty đăng ký niêm yết sẽ ký hợp đồng niêm yếtvới SGDCK trong đó quy định các nghĩa vụ của công ty niêm yết. Mỗi sở giao dịch đều có một mẫu hợp đồng niêm yết riêng nhưng tựu trung đều có những nội dung sau:
-Đảm bảo việc công bố thông tin theo định kỳ;
-Đảm bảo việc công bố các bản báo cáo tài chính theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán quốc tế một cách thường xuyên và định kỳ;
-Cung cấp cho SGDCK thông tin theo định kỳ nhằm giúp họ thực hiện tốt chức năng duy trì một thị trường có trật tự;
- Ngăn chặn công ty thực hiện kinh doanh thiếu lành mạnh.
Bước 4: SGDCK tiến hành kiểm tra niêm yết:
Khi nhận được đơn xin niêm yết và ký hợp đồng niêm yết với công ty đăng ký niêm yết, SGDCK tiến hành kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của thông tin và kiểm tra, đối chiếu với các điều kiện về niêm yết chứng khoán trên SGDCK trên cơ sở các tài liệu báo cáo và đánh giá, so sánh với thực tế.
Các nội dung trọng tâm mà SGDCK chú ý kiểm tra gồm:
- Khả năng sinh lợi và ổn định của công ty;
-Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty;
-Lợi ích của công chúng và việc đảm bảo quyền lợi của công ty;
Bước 5: SGDCK phê chuẩn niêm yết:
Khi xét thấy công ty đăng ký niêm yết đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về niêm yết chứng khoán, Hội đồng quản trị SGDCK sẽ phê chuẩn cho chứng khoán đó được niêm yết để chính thức giao dịch trên SGDCK.
Bước 6: Khai trương niêm yết:
Sau khi được phê chuẩn niêm yết, SGDCK sẽ quy định cụ thể thời gian sẽ niêm yết và mời chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tổng giám đốc, giám đốc điều hành của công ty niêm yết để định ngày giao dịch đầu tiên trên SGDCK đối với chứng khoán đã được phê chuẩn cho phép niêm yết. Đây chính là việc giúp lãnh đạo công ty niêm yết hiện diện trước công chúng và nhận trách nhiệm pháp lý của công ty đã được niêm yết.