Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI TỔNG HỢP

Quản trị cuộc đời là cách thức chúng ta lãnh đạo, quản lý chính mình như thế nào để có được cuộc đời như mong muốn. Đó là những điều đặc biệt cần thiết cho cuộc đời nhưng lại chưa hoặc rất ít được dạy ở trường, nhất là ở bậc phổ thông trước khi bước vào đại học.
Người ta thường nói: 12 năm học phổ thông là để làm người, còn 4 năm học đại học là để làm việc.
Nhưng từ “làm người” nói riết đi nên nó trở nên sáo rỗng và mất đi cái thiêng liêng. Peter Drucker, người được coi là “cha đẻ” của quản trị kinh doanh hiện đại, có nói: “Một đất nước muốn phát triển, đất nước đó cần phải được quản trị tốt; một doanh nghiệp muốn lớn mạnh, doanh nghiệp đó cần phải được quản trị tốt; một gia đình muốn hạnh phúc, gia đình đó phải được quản trị tốt; và cũng như vậy, một cuộc đời muốn thành công, thành đạt, cuộc đời đó cũng cần phải được quản trị tốt. “
Nếu bạn không biết mình sẽ đi đến đâu thì sẽ chẳng bao giờ tới đích!

Có 3 điều giúp người ta xác định được chiến lược cuộc đời để dám mơ ước điều gì đó: Thứ nhất là ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở đâu; thứ hai là căn của tôi là gì và thứ ba là cốt của tôi đến cỡ nào. Không có 3 điều này thì mơ cũng chỉ là tào lao!
Cái căn chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé nhưng nếu thiếu nó sẽ rất khó để người ta thành công.
Muốn có danh thì phải có công. Có công sẽ có danh. Những người nổi tiếng hàng đầu thế giới là những người làm được nhiều việc nhất cho người khác. Những người chỉ chú tâm đi tìm tiền bạc, danh vọng sẽ chẳng bao giờ thấy. Hoài bão là muốn làm điều gì đó cho mình (vì mình), còn sứ mệnh là mang lại điều gì đó cho ai (sống để làm gì). Mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ mình muốn dùng cuộc đời vào việc gì và việc đó có đáng hay không.
Đừng cố gắng trở thành một người thành công mà hãy cố gắng trở thành người có giá trị.
Tất cả những gì mà mình nhận được từ cuộc đời luôn luôn là sau những gì mà mình đã làm cho cuộc đời. Nếu các bạn muốn có được tình yêu thương từ những người khác thì các bạn chỉ có thể có được khi làm việc đó với họ
“Quản trị cuộc đời” – từ khóa gây được sự chú ý mạnh mẽ tới cộng đồng mạng trong thời gian vừa qua. Đây là một chương trình đào tạo, một môn học rất mới ở Việt Nam. Mục tiêu chính của việc ra đời môn học này góp phần giúp người học nâng cao “giá trị con người” của bản thân …HTP mong muốn đưa các bài học thú vị tới bạn đọc  để cung cấp thêm các công cụ, giải pháp góp phần làm nên cuộc sống súng túc và thịnh vượng hơn về tài chính.

Mỗi con người là một kỳ quan của tạo hóa, luôn tiềm ẩn nguồn năng lực và sức mạnh riêng. Để có được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, mỗi người cần biết khai thác và quản trị nguồn sức mạnh đó. Hiểu theo cách này, mỗi chúng ta là “nhà quản trị” của chính cuộc đời mình. Và một cuộc đời muốn thành công, thành đạt, cuộc đời đó cần phải được quản trị tốt ngay từ khi còn trẻ.
Trong khuôn khổ nội dung khóa học “Quản trị cuộc đời” này HTP xin gửi tới các bạn lần lượt 05 phần như sau:
(1) Làm sao để hiểu rõ bản thân
(2) Lý tưởng sống và hoài bão
(3) Chiến lược cuộc đời
(4) Giá trị nền tảng
(5) Năng lực cốt lõi
Alice, con mèo và câu chuyện 
Câu chuyện “Alice và con mèo” nói trên thực chất cũng là một cách tiếp cận gần gũi để chúng ta suy ngẫm về câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn là ai? Chắc hẳn Bạn không giống như Alice?…
Bạn đã tìm thấy con đường của mình, nhưng bạn vẫn mong muốn “tái cấu trúc”, “sắp xếp lại” cuộc đời để sớm có một cuộc đời thành công hơn và một cuộc sống hạnh phúc hơn?
Bạn tin rằng, Bạn là người tài năng, có khát vọng vươn lên và đã có những thành công trong cuộc sống, nhưng bạn vẫn mong muốn biết cách tối đa hóa hơn nữa giá trị của cuộc đời mình?
Hay Bạn cũng ít nhiều giống như nhân vật Alice trong câu chuyện trên, Bạn còn đang lúng túng chưa biết nên “đi đường nào”?

Các câu hỏi cần trả lời :
            1. Con người là gì?
      2. Thành công là gì?
            3. Hạnh phúc là gì?
      4. Thành đạt là gì?
            5. Kế hoạch phát triển bản thân?
           6. Tự hào về cái gì?
           7. Ý nghĩa cuộc đời tôi nằm ở đâu?
      8. “Căn” tôi là gì? (Tôi giỏi việc gì)
           9. “Cốt” tôi cỡ nào (Tôi giỏi cỡ nào)
          10. Quan điểm sống?
          11. Nguyên tắc sống?
     12. Triết lý sống?

Thành công trong nền kinh tế tri thức đến với ai hiểu rõ được bản thân mình  - THẾ MẠNH của mình , VĂN HÓA của mình và CÁI CÁCH mình làm tốt nhất.

Làm thế nào để biết mình là ai, đâu là “Căn” và “Cốt” của mình???
+ Câu chuyện làm thuê : 3tr -6tr – 12tr.                                

    “ Không làm thì thôi, đã làm là làm tới cùng, không quan trọng cho anh, cho tôi. Làm cho ra người, ra việc và ra tiền”


    “ The besy way to find yourself is to lose yourself in the service others”
   “ Cách tốt nhất để biết mình là ai, đó là, hãy quên mình khi làm gì hay khi phục vụ ai đó”


 - Các công việc hãy chọn theo Sở trường !

“Điều quan trọng là làm điều gì mình LÀM GIỎI NHẤT , phù hợp với cái CÁCH của mình nhất và tạo ra nhiều GIÁ TRỊ nhất”



V – MUỐN – CÁI GÌ – CHO MÌNH – THÀNH ĐẠT – CUỐC SỐNG – THỰC DỤNG
M – MANG – CÁI GÌ – CHO NGƯỜI – THÀNH CÔNG – CUỘC ĐỜI – LÝ TƯỞNG



Khi xác lập :

       VISION – MUỐN - Là MỤC ĐÍCH
       MISSION – MANG - Là PHƯƠNG TIỆN

Xác lập xong :

       MISSION – MANG - MỤC ĐÍCH
       VISSION – MUỐN - HỆ QUẢ


“Đừng cố gắng trở thành một người THÀNH CÔNG , mà hãy trở thành một người CÓ GIÁ TRỊ” 



Người khôn ngoan là người THỰC DỤNG hay LÝ TƯỞNG ?


Người khôn ngoan là người vô cùng THỰC DỤNG và cũng cực kỳ LÝ TƯỞNG


 + LÝ TƯỞNG thực tế khác LÝ TƯỞNG sáo rỗng

 + THỰC DỤNG khôn ngoan khác THỰC DỤNG sáo rỗng

Hãy chuyển từ ích kỷ ngu ngốc sang ích kỷ khôn ngoan.


Đặt “CÁI RIÊNG” nằm lọt trong “CÁI CHUNG” khi đó vì “CÁI CHUNG” ta sẽ có “CÁI RIÊNG” . Khi đó “VÌ NGƯỜI” sẽ là cách “VÌ MÌNH” khôn ngoan nhất.

Tóm lại “VÌ NGƯỜI LÀ CÁCH VÌ MÌNH KHÔN NGOAN NHẤT”



Bất kỳ ai có thể thành công nếu có tài năng và lao động cật lực



CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI

Đời ta sẽ đi đâu về đâu?


HOW to get THERE from HERE?
3                       1                     2  - Khó nhất

Điều cốt lõi nhất của chiến lược là quyết định “Cái gì KHÔNG nên làm

Mọi người luôn có thời gian dành cho điều quan trọng.

SỐNG TỬ TẾ, LÀM ĂN CHÍNH TRỰC


Ngẫm hay muôn sự TẠI MÌNH
Trời kia ĐÂU BẮT làm người có thân
Bắt phong trần KHÔNG phong trần
Không cho thanh cao CŨNG ĐƯỢC phần thanh cao


Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong cuộc đời này”- Gandhi


Chọn bạn mà chơi
1% không may mắn- 99%còn lại do ứng xử

“Cuộc đời cũng như quả cầu tuyết. Do vậy, điều quan trọng là hãy tìm được một quả cầu tuyết có khả năng hấp thu và một ngọn đồi dài thực sự cho nó lăn”
(Tổng hợp từ buổi học Quản trị cuộc đời - Thầy Giản Tư Trung)
Ông chủ của đời ta, lãnh đạo và quản lý đời ta không ai khác là ta, chính ta! 
Nhận thức bản thân là năng lực nhận thức nội tâm, là chìa khóa quan trọng để có được cuộc sống thành công. Hiểu rõ bản thân là phần quan trọng đầu tiên trong việc quản trị cuộc đời của chính bạn.
Hiểu rõ bản thân để làm gì?
Hiểu rõ bản thân để có dự tính cho tương lai, và về việc sau này sẽ trở thành người như thế nào. Bạn có dành thời gian suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề xảy ra với bản thân? Luôn hiểu được cảm xúc của mình và tại sao lại có cảm xúc đó? Bạn có hiểu rõ những điểm mạnh, yếu của bản thân? Tự nhận thức – hiểu rõ bản thân – là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần có. Việc hiểu rõ bản thân còn quan trọng hơn là tìm ra lời giải cho các bài toán hóc búa hay học được một kỹ thuật nào đó.
Khi bạn biết mình là ai và mong muốn tương lai mình trở thành người như thế nào, bạn sẽ có nhiều khả năng đạt mục tiêu đó. Hiểu rõ bản thân để bạn có thể:

- Lập các mục tiêu cho tương lai và rút ra bài học từ quá khứ.

- Học từ những sai lầm và thành công của mình.

- Hiểu được cảm nhận của bản thân và diễn đạt chúng rõ ràng, nghĩa là có thể tận dụng những điểm tích cực (cảm thấy hạnh phúc, thành công với các mục tiêu đã đặt ra) và giải quyết những điểm tiêu cực (xung đột) dễ dàng hơn.
Trong cuộc sống, có người làm nghề này, có người làm nghề kia. Có người làm trong ngành này, có người làm trong ngành kia…. Vậy muốn làm nhạc sỹ thì phải có “căn nhạc”, muốn làm họa sỹ thì phải có “căn họa”, hay muốn làm sếp thì phải có “căn sếp”… Tuy nhiên có nghề đòi hỏi “căn” nhiều, có nghề lại đòi hỏi “căn” ít, lại có nghề chẳng đòi hỏi “căn” gì cả. Trên lý thuyết, ai cũng có “căn” cả. Ta không có “căn” trong nghề này lại có “căn” trong nghề khác. Do vậy, vấn đề là phải tìm cho đúng “căn” mà mình giỏi nhất và tìm đúng nghề và đúng chỗ để phát huy cái căn đó.
Làm sao để tìm đúng nghề của mình?
Trước hết bạn phải tự trả lời bản thân những câu hỏi:
- Thế mạnh, sở trường lớn nhất của tôi là gì?
- Điểm yếu, sở đoản khó khắc phục của tôi là gì?
- Cách mà tôi có thể làm việc tốt nhất với người khác là gì?
- Cách mà tôi có thể học tốt nhất?
- Ý thức hệ / hệ giá trị / triết lý sống của tôi hiện nay?
- Làm gì, ở đâu thì phù hợp với ý thức hệ của tôi, đồng thời tôi có thể tối đa hóa giá trị của mình?
Vậy nên chọn một việc phù hợp để làm và làm hết sức mình là cách đóng góp tốt nhất cho cuộc đời.
Nhưng việc như thế nào là việc phù hợp?
Làm chủ hay làm thuê, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm trong nước hay làm ở nước ngoài… tất cả đều không quan trọng. Điều quan trọng là làm cái gì mà mình làm giỏi nhất, phù hợp với mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất.

Khái niệm quản trị cuộc đời nên được hiểu như thế nào, thưa ông? Quản trị cuộc đời là những điều đặc biệt cần thiết cho cuộc đời nhưng lại chưa hoặc rất ít được dạy ở trường, nhất là ở bậc phổ thông trước khi bước vào đại học

hình minh họa: Sưu tầm internet
Khái niệm quản trị cuộc đời nên được hiểu như thế nào, thưa ông?

Quản trị cuộc đời là những điều đặc biệt cần thiết cho cuộc đời nhưng lại chưa hoặc rất ít được dạy ở trường, nhất là ở bậc phổ thông trước khi bước vào đại học.

 Người ta thường nói: 12 năm học phổ thông là để làm người, còn 4 năm học đại học là để làm việc. Nhưng từ "làm người" nhiều khi người ta nói riết đi nên nó trở nên sáo rỗng và mất đi cái thiêng liêng. Nếu học tốt quản trị được cuộc đời thì mình sẽ sống đàng hoàng, thành công trong mọi nghịch cảnh.

Không có kỹ năng "Quản trị cuộc đời" có phải là lý do khiến nhiều bạn trẻ từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã trăn trở: Rồi mai này đời ta sẽ đi đâu về đâu...?

Đúng vậy. Đó là câu hỏi của những bạn trẻ chưa xác định được cái chiến lược của cuộc đời mình. Tôi lấy ví dụ, trong phim "Alice ở xứ sở thần tiên" có đoạn: Alice hỏi mèo là tớ nên đi đường nào bây giờ. Mèo nói: Điều đó tùy thuộc vào nơi bạn muốn đến là chỗ nào? Alice nói: Tớ thực sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến. Mèo trả lời: Thế thì cậu cũng không cần phải quan tâm mình nên đi đường nào. Một khi cậu không quan tâm nơi mà mình muốn đến thì đi đường nào mà chẳng được! Điều đó có nghĩa là: Nếu bạn không biết mình sẽ đi đến đâu thì sẽ chẳng bao giờ tới đích!

Làm thế nào để một người trẻ có thể định hình được chiến lược của cuộc đời mình, thưa ông?

Có 3 điều giúp người ta xác định được chiến lược cuộc đời để dám mơ ước điều gì đó: Thứ nhất là ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở đâu; thứ hai là căn của tôi là gì và thứ ba là cốt của tôi đến cỡ nào. Không có 3 điều này thì mơ cũng chỉ là tào lao! Cái căn chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé nhưng nếu thiếu nó sẽ rất khó để người ta thành công. Kế đó là cái cốt đến đâu. Có người nói em có căn kinh doanh, nhưng cốt của em đến đâu? Cốt đại bàng hay cốt gà. Cốt gà thì chỉ kinh doanh tạp hóa được thôi, có cốt đại bàng mới mong là chủ tập đoàn đa quốc gia.

Đầu tiên các bạn phải làm rõ đích đến của mình là chỗ nào. Sau đó nhận biết mình là ai và mình đang ở đâu? Cái khó nhất là biết mình là ai.
Và khi đó, để biết mình là ai thì người ta nên làm gì, thưa ông?


Tôi lấy ví dụ, nếu bạn làm cho một công ty, khả năng của bạn làm được 5 triệu đồng nhưng họ chỉ trả bạn 2,5 triệu đồng, vậy bạn sẽ làm việc như thế nào? Nếu các bạn làm 2,5 triệu đồng (tức là dưới sức mình) thì các bạn hiển nhiên mất đi 2,5 triệu đồng và mất luôn cả danh dự, phẩm giá của mình. Còn nếu làm 5 triệu đồng thì các bạn có thể bảo vệ danh dự của mình nhưng mất đi cơ hội để biết mình là ai. Lời khuyên của tôi là các bạn hãy làm ra 10 triệu đồng!

Nhưng mình làm thế không phải là vì mình thương người ta mà vì mình thương chính bản thân mình mà thôi. "Cách tốt nhất để biết mình là ai là: Hãy quên mình đi khi làm một việc gì đó hoặc khi phục vụ ai đó". Do vậy, đi làm không phải chỉ để kiếm tiền mà là để kiếm tìm những thứ khác, để rồi không phải là tạo ra tiền mà là rất nhiều tiền. Đó là cách nghĩ của người khôn ngoan.

TÀI SẢN LỚN NHẤT LÀ TUỔI TRẺ VÀ THỜI GIAN
Theo ông, những người trẻ không nên lãng phí điều gì nhất?


Tài sản lớn nhất mà các bạn trẻ đang có chính là tuổi trẻ và thời gian để thực hiện những điều mình muốn. Khi mà con người ta không còn hữu ích thì đó là khi con người ta đã chết. Người ta luôn phải tâm niệm sống có ích kể cả khi đã qua đời! Việc các bạn tham gia công tác Đoàn - Hội ở trường rất đáng quý, nhưng đừng nghĩ các bạn làm điều đó vì phục vụ cho những sinh viên khác, mà là đang giúp chính mình có những trải nghiệm mà không phải lúc nào cũng có cơ hội thực hiện.

Các bạn có thể biến 4 -5 năm đại học của mình thành có ý nghĩa hoặc không là gì cả. Thước đo trưởng thành của con người không phải là tuổi tác mà chính là những gì các bạn đã trải qua trong cuộc đời này.

Trên con đường kiếm tìm công danh, các bạn trẻ nên tuyệt đối tránh điều gì, thưa ông?
Có ba chiến lược nên tránh, thứ nhất là "Gì làm nấy", đây là điều nguy hiểm nhất trong xã hội. Cái gì em chơi được là em chơi thôi chứ chẳng cần biết nó có thích hợp và mang tính tích lũy hay không. 
Thứ hai là "cố đấm ăn xôi", nghĩa là biết đi đường đó là sai, ngừng sớm là bớt thiệt hại nhưng vẫn cố đi vì không biết đi đường nào khác và ngại gian khổ. 
Cũng giống như nhiều bạn sinh viên, biết ngành mình học không hợp nhưng trót học 1 - 2 năm rồi nên vẫn cố tiếp tục, để rồi ra trường cũng chẳng thể làm được điều gì lớn lao. Cũng là một dạng cố đấm ăn xôi nhưng xôi chẳng thấy đâu, toàn ăn đấm không. Thứ ba là "tham dì mất má", nghĩa là trong cuộc đời làm nhiều thứ, mình làm tốt cái này nhưng thích cả những cái khác nữa, bỏ chuyển sang để rồi cũng chẳng đến đâu. Phải xác định con đường của mình, kiên trì với nó. Đừng có hái hoa bắt bướm nhiều quá thì sẽ chẳng bao giờ đến được đỉnh cao của mình. Nhưng nếu tham dì mà không mất má thì lại là một điều tốt.

Giữa cái công và cái danh, điều gì có ý nghĩa và đáng để con người ta theo đuổi hơn, thưa ông?

Muốn có danh thì phải có công. Có công sẽ có danh. Những người nổi tiếng hàng đầu thế giới là những người làm được nhiều việc nhất cho người khác. Những người chỉ chú tâm đi tìm tiền bạc, danh vọng sẽ chẳng bao giờ thấy. Hoài bão là muốn làm điều gì đó cho mình (vì mình), còn sứ mệnh là mang lại điều gì đó cho ai (sống để làm gì). Mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ mình muốn dùng cuộc đời vào việc gì và việc đó có đáng hay không. Trong cuộc đời, người ta có thể lãng phí nhiều thứ như tiền, tài, tình,… nhưng đừng bao giờ phí phạm cuộc đời. Đừng cố gắng trở thành một người thành công mà hãy cố gắng trở thành người có giá trị.

Những hành động sai lầm của con người (ngu) xảy ra trong ba trạng thái: Khi bị tổn thương, sự thù hận và phó mặc cuộc đời. Người phương Đông sinh ra là người khôn ngoan, phương Tây thì bản chất là ích kỷ. Chính giáo dục là thứ biến người ta thành đại nhân. Nhưng tại sao sau này người ta lại trở thành ác nhân và ngu nhân? Đó là giáo dục, con dao hai lưỡi.
Loại người đáng sợ nhất trong cuộc đời là giả nhân, tức là nghĩ một đường, nói một nẻo, làm một kiểu.
Tất cả những gì mà mình nhận được từ cuộc đời luôn luôn là sau những gì mà mình đã làm cho cuộc đời. Nếu các bạn muốn có được tình yêu thương từ những người khác thì các bạn chỉ có thể có được khi làm việc đó với họ.

5 NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI

Nhiều sinh viên hiện nay cho rằng, sống lý tưởng là dại dột. Ông nghĩ sao về điều này?
Người khôn ngoan là người thực dụng hay lý tưởng? Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Nếu chỉ thực dụng hoặc lý tưởng thôi thì đều sẽ chết. Nếu mình sống vì người sẽ không được người khác chấp nhận. Còn nếu chỉ biết sống vì mình thì chẳng ai muốn thân, muốn làm bạn, kể cả người thân mình cũng chẳng chấp nhận được. Nếu lúc nào cũng vì người thì mình sẽ chẳng có được thứ gì. Mà không được gì thì ngu gì mà cứ làm mãi? Theo tôi, người khôn ngoan là người vô cùng lý tưởng và cực kỳ thực dụng! Lý tưởng thực tế khác với lý tưởng sáo rỗng và thực dụng khôn ngoan thì khác với thực dụng ngu ngốc. Chỉ có ích kỷ mới làm nên điều lớn lao.

Nhưng có hề gì khi bản chất của con người là ích kỷ và nhiệm vụ của giáo dục là biến cái ích kỷ ngu ngốc thành cái ích kỷ khôn ngoan. Ích kỷ là động lực phát triển của mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia… nhưng quan trọng là ích kỷ kiểu gì để phát huy mặt tốt.

Với nhiều bạn trẻ, tấm bằng đại học giống như tấm hộ chiếu để vào đời. Không có nó, hẳn một người sẽ gặp rất nhiều khó khăn... Ông nghĩ sao về điều này?
Việt Nam luôn tự hào là tuy nghèo nhưng học giỏi nhưng tại sao học giỏi mà vẫn nghèo? Vậy cái giỏi đó là giỏi gì, thi hay học. Giỏi giải quyết những vấn đề của xã hội, cá nhân, đất nước hay thế giới. Hãy học đừng vì bằng cấp, mà hãy học vì đẳng cấp của chính mình!

Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong cuộc đời này. Nếu bạn không hài lòng với bất cứ điều gì (gia đình, đất nước, thế giới…) thì chính bạn phải là người thay đổi chứ không phải là người khác.

Học các trường danh tiếng để làm gì? Nếu chỉ để lấy kiến thức thì tôi ở nhà, lên Internet cũng được. Học trường tốt là học cách suy nghĩ của họ. Sinh viên ở MIT, Harvard… ra trường luôn với suy nghĩ trong đầu là có thể làm gì thay đổi thế giới, còn sinh viên mình, cố gắng ra trường kiếm việc làm và… chấm hết!

Ông có thể chia sẻ về bí quyết tự học của mình?

Với tôi khái niệm về người thầy khá rộng. Có 5 người thầy quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người:
Thứ nhất là sách (vĩ đại, rẻ nhất và dễ có nhất). Một cuốn sách hay có thể làm thay đổi một cuộc đời, một xã hội mà giá có khi chỉ bằng một tô phở. Chỉ cần khoảng 50.000VNĐ bạn đã có thể mang về đầu giường mình một người thầy có thể dạy mình từ nửa đêm tới khi gà gáy.
Thứ hai là người thầy bằng xương bằng thịt. Bất cứ ai giúp bạn khai sáng, hiểu được những điều mà trước đây bạn chưa biết thì đều là thầy tốt của bạn, họ có thể là cha mẹ, bạn bè, hoặc là một người xa lạ.
Thứ ba là những trải nghiệm. Đôi khi chúng ta phải trả giá để có được những kinh nghiệm sống.
Thứ tư là những nhân vật lớn, có uy tín trong xã hội. Các bạn có thể học từ họ qua sách, báo, TV, Internet… Nhưng bạn phải xác định ai đáng tin, ai đáng học. Đừng học hoài để rồi ngẫm ra lại học toàn những điều vô nghĩa!
Cuối cùng là Internet. Sự vĩ đại của nó thật khó diễn tả mà trong đó "bác" Google là có sức mạnh lớn nhất. Nhưng vấn đề là các bạn lên mạng để làm gì. Tôi lấy làm lạ là nhiều người lên mạng chỉ để "chat" (nói chuyện, tán gẫu). Tại sao "chat" hư người? Đại nhân bàn về ý tưởng, trung nhân bàn về công việc còn tiểu nhân bàn về người khác! Quan trọng là biết khai thác Internet phục vụ công việc và cuộc sống của mình.
Và điều cuối cùng ông muốn chia sẻ với các bạn trẻ là...?
Trong mỗi đời người nên tự trả lời những câu hỏi ngắn: Sống vì mình/vì người, sống thực dụng/ích kỷ, nên vì cái chung hay cái riêng, nên chơi hay làm việc, sống vì công hay vì danh?...

 
Mẫu được cung cấp bởi HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN
Nhà phát triển Web CÔNG TY CỔ PHẦN ROYAL INTERNATIONAL
Đơn vị chủ quản CÔNG TY CỔ PHẦN HỘI TRIỆU PHÚ